fbpx

Những nguyên nhân khiến cận thị tăng độ nhanh chóng.

Mắt tăng độ nhanh, thậm chí tăng không thể kiểm soát có thể là do những nguyên nhân như không cho mắt nghỉ ngơi, đeo kính không đúng độ…

Cận thị là một trong những tật khúc xạ gặp nhiều nhất ở mọi độ tuổi, có cả học sinh – sinh viên, thanh niên, người trưởng thành, nhất là những người làm việc tại văn phòng. Việc tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử khiến đôi mắt điều tiết liên tục, rất dễ bị tổn thương và suy yếu. Với những trường hợp đang đeo kính mắt cận thị, nếu không biết cách chăm sóc mắt thì rất dễ bị tăng độ nhanh và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng khác.

Dấu hiệu tăng độ cận thị

Cận thị là một tình trạng thường gặp, ảnh hưởng đến thị lực của người cận thị, trong đó những người bị cận có thể nhìn thấy rõ ràng vật thể ở gần bạn, nhưng những vật xa hơn thì bị mờ.

Nên nghĩ đến tăng độ cận thị nếu bạn đã được chẩn đoán cận thị, đang điều chỉnh độ cận bằng kính thuốc nhưng các triệu chứng sau vẫn tiến triển ngày càng tệ.

– Mờ khi nhìn những vật xa.

– Phải liếc hoặc chớp mắt để nhìn rõ.

– Nhức đầu do mỏi mắt.

– Không nhìn thấy rõ khi lái xe, đặc biệt là vào ban đêm.

Khi tăng độ cận thị, người mắc nên đo lại thị lực, điều chỉnh độ kính và tư vấn thay đổi lối sống.
Đeo kính không đúng độ (thấp hoặc cao hơn độ cận)

Rất nhiều người có quan niệm rằng nếu đeo kính thấp hơn độ cận thực tế thì sẽ khiến mắt không bị tăng độ. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm.

Nếu đeo kính có độ thấp hoặc cao hơn sẽ dẫn tới tình trạng mắt vẫn phải điều tiết để “bù đắp” phần thiếu hụt tự nhiên, điều này sẽ đẩy nhanh việc tăng độ cận hơn. Ngoài ra, đeo kính không đúng với độ cận của mắt có thể dẫn tới triệu chứng bị nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt. Từ đó dẫn đến nhiều hệ quả khiến cho sức khỏe mắt ngày càng giảm sút.

Tạo áp lực liên tục lên đôi mắt

Việc thường xuyên tiếp xúc với máy tính, điện thoại khiến nhiều bạn mắc các bệnh về rối loạn thị giác, hiện tượng thường gặp là mỏi mắt, nhức đầu, nhìn mọi thứ mờ, mắt khô, chói mắt, hay chảy nước mắt và mỏi vai cổ.

Nếu như thường xuyên nhìn quá gần hoặc lạm dụng các thiết bị điện tử sẽ khiến độ cận tăng rất nhanh. Bạn nên áp dụng quy tắc 20-20-20 để đôi mắt được làm việc – nghỉ ngơi – tập luyện một cách hợp lý.

Không đi khám mắt định kỳ

Đa số người cận thị thường không có ý thức đi khám mắt định kỳ nếu như đôi mắt không có dấu hiệu mờ, mệt mỏi, đau nhức, chảy nước mắt… Tuy nhiên khi những triệu chứng trên xuất hiện thì rất có thể đôi mắt của bạn đã chuyển qua một bệnh lý phức tạp hơn .

Người bị cận thị cần được khám kiểm tra đáy mắt ít nhất 06 tháng/lần để phát hiện sớm những bệnh lý đáy mắt, phòng ngừa nguy cơ bong võng mạc, bởi bong võng mạc là một trong những nguyên nhân chính gây mù ở người cận thị.

Ăn uống thiếu chất

Coi thường vai trò của thực phẩm trong đời sống của đôi mắt là sai lầm trầm trọng khiến thị lực của bạn ngày càng suy yếu. Bạn phải bổ sung những nhóm thực phẩm sau đây nếu muốn cải thiện tình hình:

Beta carotene: Là tiền chất của vitamin A, có vai trò rất quan trọng đối với thị giác, giúp mắt sáng hơn. Beta carotene có nhiều trong rau, củ, quả có màu vàng, cam, xanh đậm như: cà rốt, bí đỏ, đu đủ, khoai lang.

Vitamin A: Là một loại vitamin đặc biệt quan trọng đối với mắt cận. Vitamin A có nhiều trong lòng đỏ trứng gà, sữa, gan động vật, các loại rau củ như mồng tơi, rau dền, rau ngót, cà chua, gấc, đu đủ, cà rốt…

Crom: Thiếu crom, nhãn cầu mắt sẽ bị lồi, mắt tăng độ cận nhanh hơn. Crom có nhiều trong gan bò, lòng đỏ trứng, nước ép nho…

Kẽm: Kẽm có tác dụng giúp máu lưu thông trong mắt dễ dàng, ngăn ngừa mắt bị khô, rát, mệt mỏi, khó chịu. Kẽm có nhiều trong thịt bò, thịt gà, sò, lòng đỏ trứng…

Xem phim trên điện thoại, máy tính bảng, máy tính xách tay

Bạn có biết rằng, khi xem phim trên máy tính xách tay, máy tính bảng hay điện thoại sẽ khiến mắt phải điều tiết nhiều nên vô tình gây căng thẳng trực tiếp đến mắt. Lúc này, bạn sẽ có xu hướng nhìn gần và nhìn lâu vào một vật quá lâu. Điều này không hề tốt cho sức khỏe đôi mắt chút nào, nhất là với những người đeo kính cận.

Không đeo kính râm khi ra đường

Ánh nắng mặt trời có chứa tia UV nên rất có hại nếu chiếu thẳng trực tiếp vào đôi mắt. Do đó, khi bạn ra đường mà không đeo kính râm, nhất là dưới trời nắng thì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vùng mắt. Đặc biệt còn gây ra những bệnh nguy hiểm về mắt như đục thủy tinh thể, ung thư da quanh vùng mắt, lão hóa… và làm bạn có hiện tượng chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi.
Đọc sách/xem điện thoại ở nơi thiếu ánh sáng

Trùm chăn kín rồi xem điện thoại hay đọc sách ở trong điều kiện không đủ ánh sáng có thể làm mắt bạn nhanh mỏi, căng mắt. Nếu thường xuyên giữ thói quen này thì sẽ làm mắt bị tổn thương nhiều, gây giảm thị lực nhanh chóng.

Đọc sách/xem điện thoại khi di chuyển

Khi đi trên đường, nhiều người thường có thói quen là “dán mắt” vào điện thoại hay một quyển sách nào đó. Tuy nhiên, chuyển động của những bước đi hay sự rung lắc khi ngồi trên xe khiến cho mắt bạn phải điều chỉnh nhãn cầu thường xuyên để đọc được các con chữ hay hình ảnh. Chính điều này sẽ gây căng thẳng lên đôi mắt và khiến mắt tăng độ lên nhanh chóng.

Không để mắt thư giãn

Ngoài việc chăm sóc mắt, bạn nên để mắt thư giãn thường xuyên. Không để mắt nghỉ ngơi là một trong những lý do tặng độ cận ở mắt mà bạn không ngờ tới. Mắt phải hoạt động liên lục gần như trong mọi hoạt động học tập, làm việc, sinh hoạt, giải trí,… Nếu không có thời giản nghỉ ngơi, mắt phải hoạt động quá độ, gây ra vấn đề khô mắt, mỏi cơ mắt, làm giảm thị lực mắt.

Không chỉ vậy, khi bạn tập trung quá lâu vào sách vở hoặc công việc, bạn thường quên mất một hoạt động rất đơn giản giúp mắt thư giãn, đó là chớp mắt. Bạn cần chớp mắt 14 – 17 lần mỗi phút để giữ ẩm và làm sạch mắt, đồng thời cung cấp chất dinh dương cho bề mặt mắt.

Bác sĩ nhãn khoa khuyên bạn: Sau 30 phút học hay làm việc liên tục, bạn nên nhìn ra xa khoảng một đến hai phút. Trong hai phút này, bạn hãy ngồi thẳng, nhìn về phía trước, đánh mắt theo chiều dọc hoặc chiều ngang mỗi bên khoảng năm lần. Bạn cũng có thể nhắm mắt thư giãn, dùng ta sạch mát xa nhẹ nhàng mí mắt theo chuyển động tròn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *